Tổng hợp các loại vách kính văn phòng nội thất

Còn hàng

Giá 550.000₫

Vách kính văn phòng ngày một được sử dụng nhiều hơn trong môi trường hoạt động công sở. Nó mang lại một không gian hiện đại, sang trọng đẳng cấp hơn. Đồng thời giúp quá trình quản lý chất lượng làm việc trở nên hiệu quả hơn. Bạn đang cần biết thêm thông tin về vách ngăn kính nhưng google lại trả về quá nhiều kết quả. Bài viết này sẽ cung cấp tất cả thông tin chỉ trong một cho bạn.  Vách kính cho văn phòng tạo sự thông thoáng rất được ưa dùng trong thiết kế Tại sao nên lắp...

Vách kính văn phòng ngày một được sử dụng nhiều hơn trong môi trường hoạt động công sở. Nó mang lại một không gian hiện đại, sang trọng đẳng cấp hơn. Đồng thời giúp quá trình quản lý chất lượng làm việc trở nên hiệu quả hơn. Bạn đang cần biết thêm thông tin về vách ngăn kính nhưng google lại trả về quá nhiều kết quả. Bài viết này sẽ cung cấp tất cả thông tin chỉ trong một cho bạn.

 Vách kính cho văn phòng tạo sự thông thoáng rất được ưa dùng trong thiết kế

Tại sao nên lắp vách kính văn phòng?

Vách ngăn là một trong những nội thất rất phổ biến ở văn phòng. Vách ngăn giúp tạo không gian làm việc riêng, tạo sự tập trung và đảm bảo tính an toàn dữ liệu công việc. Có rất nhiều loại vách ngăn được sử dụng như thạch cao, gỗ, vân vân. Ngày nay để tạo sự hiện đại, mở rộng không gian và giám sát công việc tốt hơn thì vách ngăn kính được sử dụng phổ biến hơn.

Vách kính là gì?

Vách kính là nội thất văn phòng được sử dụng để ngăn cách không gian với chất liệu chính là glass. Kính được xử lý ở nhiệt độ cao cho nguội nhanh bằng khí nén trong quy trình và công nghệ hiện đại. Với sức căng bề mặt lớn vách có khả năng chống chịu tốt. Với công nghệ cao các bọt khí bị loại bỏ hoàn toàn tạo bề mặt thẩm mỹ cho sản phẩm.

Công dụng của vách kính văn phòng

• Vách kính văn phòng được dùng để ngăn cách không gian làm việc

• Tiết kiệm diện tích lắp đặt hơn các loại vách khác

• Mang tính thẩm mỹ cao sang trọng hiện đạo

• Vách có khả năng chịu lực, chống ẩm, chống cháy, cách âm hiệu quả

• Dễ thi công lắp đặt hơn giúp tiết kiệm thời gian công sức

• Giá thành phải chăng giúp tiết kiệm chi phí

• Đảm bảo sự riêng tư cho không gian với vách kính dán giấy họa tiết

• Phù hợp với không gian nhỏ giúp tạo cảm giác thoáng đãng

• Nâng cao giá trị và sự đẳng cấp của văn phòng

• Là một trong những biện pháp giúp tăng tính minh bạch trong công việc

Một số lợi ích của vách ngăn kính dùng trong văn phòng công ty.

• Vách ngăn kính cường lực giúp không gian làm việc rộng rãi thoáng đãng,

• Giúp nhân viên làm việc được hiệu quả cao hơn,

• Giảm được tiếng ồn, khói bụi bay vào….

• Giúp tiết kiệm điện năng khi sử dụng điều hòa.

• Ưu điểm của vách ngăn phòng là thi công lắp đặt nhanh, gọn, lẹ, tích kiệm điện năng tối đa mỗi khi sử dụng máy lạnh và đèn chiếu sáng, dễ dàng vệ sinh mà giá thành lại vừa túi tiền người tiêu dùng.

• Vách ngăn phòng cũng có nhiều sản phẩm cho chúng ta lựa chọn ,từ loại vách ngăn thường tới loại cao cấp

• Vách ngăn phòng dùng kính cường lực chia nhỏ văn phòng làm việc  công ty, phòng làm việc của giám đốc, phó giám đốc, nhân viên văn phòng ra từng bộ phân, để dễ  dàng quản lí khi tới văn phòng làm việc của bạn nhìn thật hoành tráng.

• Kính Dùng làm vách ngăn: Là kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn, hoặc để lấy sáng từ cửa sổ phòng này qua vách kính sang phòng khác thiếu ánh sáng.

• Thiết kế văn phòng với vách ngăn kính di động: Sẽ trở thành xu hướng được ưa chuộng. Cửa quay, cửa trượt cho phép tạo ra không gian chức năng riêng biệt mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, rộng rãi. Các vách ngăn kính cũng giúp văn phòng tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là những văn phòng ở vị trí khuất.

 So sánh vách kính văn phòng với các loại vách ngăn khác

Để hiểu hơn về vách kính văn phòng bạn cần tìm hiểu qua các loại vách ngăn khác. Điều này giúp bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn. Để so sánh Việt Phong sẽ lấy 3 loại vách ngăn phổ biến để so sánh với vách ngăn kính bên trên

Vách ngăn gỗ văn phòng

• Vách được sử dụng từ chất liệu gỗ công nghiệp

• Các chất liệu thường dùng MFC, HDF, MDF,.. hoặc có thể được phù Laminate, Melamine, hoặc Veneer

• Vách ngăn gỗ có thể kết hợp với khung nhôm, sắt, inox

• Tấm gỗ có độ dày 18 đến 25mm được liên kết bởi chốt cố định

• Có thể kết hợp với mặt bàn tạo thành 1 chỉnh thể module

• Sản phẩm đẹp nhờ các vân gỗ chân thật

• Chống ẩm, chịu lực và chống oxy hóa tốt

• Thường được dùng để phân tách các bàn làm việc hoặc làm vách ngăn di động cho phòng

• Trọng lượng khá nặng, dễ bị hỏng hóc do va đập nước hoặc mối mọt

• Chi phí phụ thuộc vào loại gỗ sử dụng

• Khá ít màu sắc để lựa chọn

Vách ngăn văn phòng nỉ

• Là vách ngăn có bền ngoài được bọc vải nỉ

• Là vải nên khá đa dạng màu sắc tuy nhiên màu xanh lam vẫn được chọn nhiều nhất

• Gọn nhẹ, tinh tế, dễ gia công lắp đặt

• Là vải nên tính cách âm rất hiệu quả

• Bền đẹp tuổi thọ trung bình cao

• Tiết kiệm thời gian công sức và chi phí

• Dễ bám bụi bẩn, không chống nước tốt, khó khăn trong việc vệ sinh\

 Vách ngăn nhựa cho văn phòng

• Các chất liệu nhựa được sử dụng phổ biến như, PP, PE, PVC, ABS, Composite,…

• Chi phí gia công thấp

• Gọn nhẹ dễ thi công vận chuyển lắp đặt và tháo dỡ

• Chống nước, chống thấm, chống cháy, ngăn mối mọt

• Cách âm, cách nhiệt kém

• Độ bền kém, dễ bị hỏng hóc do va đập

• Về tính thẩm mỹ có phần yếu thế hơn các loại khác

Phân loại vách kính văn phòng

Có nhiều cách để phân loại vách kính văn phòng. Dựa trên tính chất có thể chia thành vách kính thường, vách cường lực, vách chống cháy. Dựa vào hình dáng có thể chia thành có họa tiết và trơn. Dự vào khung có thể chia thành vách kính khung nhôm, khung inox, khung thép, khung gỗ,… Sau đây cùng tìm hiểu qua các loại vách kính văn phòng phổ biến nhất

Vách kính văn phòng thường

• Vách kính văn phòng thường có độ dày từ 5 đến 8 ly

• Chịu được tác động lực vừa và nhẹ

• Có khả năng chống trầy xước tốt

• Vách kính có độ trong suốt cao không có bọt khí tăng độ thẩm mỹ

• Tận dụng được ánh sáng từ hành lang đến phòng làm việc

• Vẻ đẹp hiện đại trang nhã

• Giá thành phụ thuộc vào độ dày và kích thước nên chi phí phù hợp với hầu hết tất cả mọi người

• Dễ dàng vệ sinh chống thấm chống bám

• Nhiệt độ quá cao có thể khiến kính nứt vỡ

Vách kính văn phòng cường lực

• Độ dày vách cường lực thường từ 8 đến 10 ly

• Vách kính văn phòng siêu cường lực có độ dày 12 ly đến 15 ly

• Độ an toàn cao

• Tuy dày song nó vẫn giữ được độ trong suốt nhất định

• Chịu được lực va chạm lớn gấp 2 đến 3 lần kính thường

• Chống trầy xước

• Dễ dàng vệ sinh chống thấm chống cháy chịu nhiệt lớn

• Ngay cả khi vỡ mảnh kính cũng có góc khá tù ít gây nguy hại hơn

Vách kính văn phòng chống cháy

• Vách kính văn phòng chống cháy là loại có khả năng ngăn cháy lan

• Người ta tạo ra nó bằng cách ghép nhiều vách kính cường lực lại với nhau

• Có thể ngăn được đám cháy lớn hơn 30 phút đến 120 phút với nhiệt độ từ 900 đến 1000 độ C

• Vách kính có khả năng cách nhiệt theo tiêu chuẩn EI30-EI120

• Thủy tinh được sử dụng là loại đặc biệt

• Tùy thuộc và yêu cầu chống cháy trong thời gian bao lâu mà thiết kế kính có tiêu chuẩn độ dày nhất định. Thông thường dao động từ 8 đến 20 ly

• Khả năng chịu lực gấp 6 đến 12 lần kính thường và 2 đến 3 lần kính cường lực

• Đáp ứng các tiêu chuẩn PCCC và ISO 9001:2018

Vách kính văn phòng trang trí hoa văn

• Đây là loại vách kính văn phong có đặc trưng bởi các họa tiết trên kính

• Kính thường dùng cho loại này có độ dày từ 8 ly trở lên để có thể trạm trổ hoa văn

• Hoa văn trang trí được trạm trổ trên kính bạn có thể tự do đặt thiết kế

• Hoa văn cũng có thể được tạo bằng cách dán decal

• Nếu muốn hoa văn có màu bạn cũng thể yêu cầu

• Nó giúp giảm bớt phần đơn điệu cho tấm kính

• Tăng tính thẩm mỹ sang trọng cho không gian

• Đảm bảo được độ riêng tư nhất định cho không gian làm việc

Vách kính văn phòng khung nhôm

• Sản phẩm là sự kết hợp giữa vách kính và khung nhôm

• Khung nhôm có trọng lượng nhẹ dễ thi công lắp đặt

• Khung nhôm dễ chế tác

• Thuận tiện trong quá trình vận chuyển

• Các thanh nhôm được thiết kế logic với nhau bằng những khoảng trống, gân cứng, chiều dày, vách, rảnh,… góp phần tăng khả năng chịu lực

• Chống cong vênh, bóp méo bể vỡ

• Chống oxy hóa cao, dễ bảo dưỡng

• Chi phí cho khung nhôm khá thấp

 Vách kính khung inox văn phòng hạng A

Vách kính văn phòng khung inox

• Là sự kết hợp giữa vách kính và bộ khung inox hoặc inox nano

• Có khả năng cách nhiệt cách âm vượt trội

• Dễ vệ sinh chống thấm chống bám tốt

• Chống oxy hóa tốt

• Tính thẩm mỹ và sang trọng cao

• Trong lượng nhẹ dễ vận chuyển và lắp đặt

• Chịu lực kém dễ bị bóp méo, trầy xước

 Vách kính văn phòng khung sắt

• Vách kính khung sắt có đa dạng màu sắc

• Khung có thể là loại mã kẽm, sắt đen hoặc sơn tĩnh điện

• Có thể kết hợp giữa khung sắt chịu lực và khung nhôm trang trí để giảm trọng lượng và chi phí

• Bộ khung sắt có độ linh hoạt tốt hơn khung inox, nhôm hay gỗ

• Độ bền với thời gian kém do oxy hóa, sự tác động của các tác nhân lý hóa

• Bộ khung sắt có trọng lượng khá lớn

Phụ kiện vách kính văn phòng

Bên cạnh vách kính văn phòng thì cần có những phụ kiện để hoàn chỉnh một bộ vách kính hoàn hảo. Phụ kiện của vách kính có rất nhiều loại. Tùy thuộc vào nhu cầu bạn có thể xem và lựa chọn phù hợp.

Phụ kiện cho vách kính văn phòng

Bộ kẹp kính

• Kẹp kính có rất nhiều loại mỗi loại có một công năng khác nhau.

• Khả năng chịu được tải trọng của kẹp là từ 75kg đến 180 kg

• Kẹp trên kính có 3 loại: kẹp ngõng, kẹp ty, kẹp góc chữ L

• Kẹp dưới: được thiết kế tương tự kẹp trên và chuẩn xác với bản lề sàn

• Kẹp đỉnh: được dùng trong trường hợp chỉ có tấm cánh và fix trên tấm cánh

• Kẹp góc chữ L được sử dụng trong trường hợp có vách bên và fix trên tấm cánh

• Kẹp kính 180 độ: được sử dụng tương tự kẹp góc chữ L những khác về độ cao lớn hơn.

Bản lề vách kính văn phòng

• Được ứng dụng cho các loại vách kính văn phòng 180, 135, 90 độ

• Bản lề sàn được cấu tạo từ 13 bộ phận chính gồm: ốc vít cố định và điều chỉnh, mặt bích, nắp đậy, vòng bi trên dưới, trục cam, lò xo thủy lực, piston, xi lanh, van điêu chỉnh tốc độ và van sau, hộp bản lề

• Có khả năng chịu trọng tải lớn nâng đỡ toàn cánh cửa

• Ngoài bản lề sàn thông thường còn có bản lề âm sàn

• Một số địa điểm cung cấp bản lề sàn: VVP, KING, HAFELE, HAND, ADLER

Tay nắm cửa

• Tùy thuộc vào bộ khung mà ta lựa chọn chất liệu tay nắm

• Tay nắm inox: có đường kính phi 32 đến 38, chiều dài thường 650 đến 700 mm

• Tay nắm gỗ có chiều dài thường 780 mm với tâm bắt lỗ qua kính dày 580

• Tay nắm thủy tinh kết hợp inox với phần thủy tinh đa dạng màu sắc để lựa chọn

• Một số chất liệu tay nắm khác: giả đá, mạ vàng,

• Giá tay nắm thường dao động từ 250 đến 750 nghìn đồng chưa bao gồm VAT và phí lắp đặt

• Tay nắm giúp hoạt động đóng mở dễ dàng hơn, tránh để lại vệt vân tay trên kính, hạn chế sự va đập

Decal dán kính mờ

• Là loại decal được phủ một lớp cát mờ

• Decal mờ giúp hạn chế tầm nhìn đảm bảo sự riêng tư

• Lớp keo giữa decal và kính sẽ giúp hạn chế sự nứt vỡ của kính

• Nếu có bất kỳ sự va đập gây vỡ kính nào thì decal sẽ hạn chế mảnh kính bị rơi vụn

• Decal có đa dạng màu với sự thiết kế tinh xảo sẽ tạo nên tính nghệ thuật cho vách kính văn phòng

• Giá decal dao động khoảng 50000 đồng cho một khổ. Giá chưa bao gồm thi công và VAT

• Có nhiều loại bao gồm: decal trang trí, decal chống nắng, decal phản quang

Khóa cửa vách kính văn phòng

• Khóa cửa được dùng để bảo mật riêng tư phòng làm việc

• Cấu tạo cơ bản gồm: ổ khóa, tay khóa và thân khóa

• Các loại khóa kính: khóa kính điện tử, khóa kính thủy lực, khóa cửa kính lùa, khóa sàn

• Khóa điện tử có nhiều loại gồm vân tay, mã số hoặc điều khiển từ xa. Cấu tạo có một bộ phận cảm ứng để nhận diện mã khóa

• Khóa cửa kính thủy lực hay khóa cửa kính cường lực là loại khóa phổ biến nhất sử dụng với chìa khóa

 Thi công lắp đặt vách kính văn phòng

Gia công vách kính văn phòng trọn gói

Vách kính văn phòng là nội thất văn phòng phổ biến nhất hiện nay. Để thi công lắp đặt vách kính cần có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu. Tính chuyên nghiệp sẽ đảm bảo mang đến một sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của bạn từ thẩm mỹ, an toàn đến tiện nghi.

Có rất nhiều đơn vị cung cấp và gia công vách kính. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn hiện tại để lựa chọn. Nếu chỉ có nhu cầu mua và lắp đặt phụ kiện bạn có thể nghiên cứu các thương hiệu khá nổi tiếng như: VVP, HAFELE, HAND, ADLER,.. đây là những tên tuổi hàng đầu về cung cấp phụ kiện vách kính

Nếu bạn muốn thiết kế thi công lắp đặt vách kính văn phòng bạn có thể tìm hiểu về Việt Phong và quy trình thi công vách kính của chúng tôi.

 • Tư vấn và thống nhất mẫu mã sản phẩm (chất liệu, loại, phụ kiện,..)

• Tiến hành khảo sát kiểm tra đo đạc trực tiếp tại văn phòng lắp đặt kính. Bất cứ sự không phù hợp nào cần thay đổi  đều tiến hành trao đổi lại với khách hàng

• Trao đổi thống nhất ký kết quyết định thi công và báo giá

• Tiến hành gia công sản phẩm theo thông số đã được cập nhật

• Đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi chuyển đến công trình

• Vận chuyển sản phẩm và thi công lắp đặt

• Dọn dẹp vệ sinh đánh giá, bàn giao và thanh toán

Báo giá vách kính văn phòng

STT CHỦNG LOẠI Xuất Xứ  ĐVT ĐƠN GIÁ
1 KÍNH CƯỜNG LỰC
  Kính cường lực 8mm Phôi kính Việt Nhật m2 350.000 – 550.000
  Kính cường lực 10mm Phôi kính Việt Nhật m2 400.000 – 600.000
  Kính cường lực 12mm Phôi kính Việt Nhật m2 500.000 – 700.000
  Kính cường lực 15mm Phôi kính Việt Nhật m2 1.350.000 – 1.450.000
  Kính cường lực 19mm Phôi kính Việt Nhật m2 1,950,000
2 KÍNH CƯỜNG LỰC DÁN
  Kính cường lực dán 11,52mm Phôi kính Việt Nhật m2 1,350,000
  Kính cường lực dán 15,52mm Phôi kính Việt Nhật m2 1,550,000
3 KÍNH DÁN AN TOÀN
  Kính dán an toàn 6.38mm Phôi kính Việt Nhật m2 650.000
  Kính dán an toàn 8.38mm Phôi kính Việt Nhật m2 700.000
  Kính dán an toàn 10.38mm Phôi kính Việt Nhật m2 750.000
  Kính dán an toàn 12.38mm Phôi kính Việt Nhật m2 850.000
4 THI CÔNG VÁCH KÍNH CƯỜNG LỰC
  Đế sập nhôm 38   Md 45.000
  U Inox   Md 75.000
  Khung nhôm Gia Cường (25×76)   Md 150.000
  Khung sắt Gia Cường (30×60)   Md 200.000
5 PHỤ KIỆN CỬA KÍNH
  * Phụ kiện cửa kính thủy lực VVP Bộ 2.500.000
  Bản lề sàn   Cái 1.150.000
  Kẹp L   Cái 300.000
  Kẹp kính trên   Cái 300.000
  Kẹp kính dưới   Cái 300.000
  Kẹp ti   Cái 300.000
  Khóa sàn   Cái 350.000
  Tay nắm (inox, đá, thủy tinh)   Cái 350.000
  * Phụ kiện cửa kính lùa treo VVP Bộ 2.500.000
  Thanh treo inox phi 25 có bánh xe đơn   Bộ 2.300.000
  Thanh treo inox phi 25 có  bánh xe kép   Bộ 2.500.000
  Thanh treo inox phi 10 x 30   Bộ 2000.000
  Bộ ray treo U nhôm   Bộ 1.150.000
  Khóa bán nguyệt đơn   Cái 300.000
  Khóa bán nguyệt kép   Cái 350.000
  Tay nắm âm   Cái 150.000
         

• Vách kính văn phòng: 5 ly giá 500.000đ m2, 8 ly giá 600.000đ m2, 10 ly giá 650.000đ m2, 12 ly giá 750.000đ – 1.150.000 đ m2, 15 ly giá 1.250.000 – 2.500.000đ m2, 19 ly giá 2.650.000đ m2

• Giá phụ kiện kính: bản lề dao động từ 1 đến 3 triệu, kẹp kính dao động từ 3 đến 9 trăm, khóa dao động từ 3 trăm đến 2 triệu, tay nắm dao đồng từ 4 trăm đến 2 triệu

• Giá vật tư: nẹp sập kính 40.000đ/m, U inox bóng trắng 60.000-160.000đ/m

• Giá khung phụ thuộc vào chất liệu, kích thước, thiết kế,…

• Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa bao gồm VAT
 

Sản phẩm mới nhất